04 BƯỚC XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP MBO LÀ GÌ?

Đã bao giờ bạn nghe đến phương pháp MBO chưa? Hay nói 1 cách đầy đủ MBO là quản trị bằng  mục tiêu.

Hãy cùng theo chân chúng tôi để làm rõ hơn về khái niệm, cũng như cách sử dụng phương pháp MBO như thế nào nhé!

1. Khái niệm MBO là gì?

MBO – Management by Objectives  là một mô hình quản trị theo mục tiêu. Phương pháp này bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu của cấp cao nhất, sau đó xác định mục tiêu và chỉ tiêu của các cấp thấp hơn hoặc trong thời hạn ngắn hơn.

phương pháp mbo

Trong thực tiễn quản trị ngày nay, quản trị theo phương pháp MBO bao gồm bốn yếu tố cơ bản:

  • Cam kết của các quản trị viên cao cấp với hệ thống MBO;
  • Sự hợp tác của các thành viên trong tổ chức để hướng đến xây dựng mục tiêu chung
  • Sự tự giác với tinh thần tự quản để thi hành kế hoạch chung
  • Tổ chức kiểm soát định kỳ việc thực hiện kế hoạch.

2. Ưu nhược điểm của MBO

Phương Pháp MBO này cũng có một vài ưu điểm và nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

  • Tạo tính chủ động và tính linh động cao
  • Hiệu suất công việc được cải thiện
  • Nhân viên hiểu nhiệm vụ và có ý thức trách nhiệm
  • Đánh giá chuẩn xác hiệu quả công việc
  • Sử dụng hiệu quả nguồn lực của tổ chức
  • Tạo ra một môi trường làm việc minh bạch, cởi mở theo đúng năng lực
  • Giúp cải thiện được cơ cấu tổ chức của công ty
  • Giúp kiểm soát tổ chức, Giúp nhân viên phát triển năng lực

Nhược điểm:

  • Bắt buộc phải có sự hỗ trợ của các cấp quản lý
  • Nhân viên có thể cảm thấy áp lực
  • Khó đánh giá MBO với các công việc có tính sáng tạo
  • Cần cả một quá trình dài để họp bàn, lên kế hoạch, tốn thời gian
  • Chỉ nhấn mạnh vào các mục tiêu ngắn hạn
  • Không đảm bảo tính tập trung, dễ sai lạc
  • Không kiếm soát được quy trình, khó đúng chuẩn có thể thậm chí sai hướng
  • Đòi hỏi người thực hiện phải có tinh thần trách nhiệm cao
  • Khó kiểm soát được chi phí cho quá trình thực hiện do hành vi của nhân viên không đồng nhất
mbo

3.Quy trình của phương pháp MBO

MBO được xây dựng dựa trên quy trình gồm 4 bước như sau:

mbo

Bước 1: Thiết lập mục tiêu

Các mục tiêu dài hạn như: chiến lược, tầm nhìn, sứ mệnh của tổ chức được xác định ngay từ đầu. Sau đó, ban lãnh đạo, quản lý mới quyết định các mục tiêu cụ thể cần đạt được trong khung thời gian nhất định.

Bước 2: Kế hoạch hành động

Cụ thể hóa các bước để đạt được mục tiêu. Cung cấp cho nhân viên của bạn những các chỉ dẫn, cách thức những bước cần tuân thủ để hướng tới mục tiêu.

Bước 3: Theo dõi tiến độ

Giám sát, ghi nhận, theo dõi tiến độ hoàn thành mục tiêu giúp tổ chức của bạn kịp thời có những thay đổi, điều chỉnh hợp lý khi cần thiết.

Bước 4: Đánh giá hiệu suất

Thực hiện so sánh kết quả đạt được so với hiệu suất mong muốn đề ra ban đầu. Từ việc đánh giá này sẽ cung cấp cơ sở để bạn xem xét tiến độ hoàn thành mục tiêu.


Bài viết tham khảo:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Làm sao để cuộc phỏng vấn vòng 2 trở nên hoàn hảo

Nghệ thuật hùng biện là gì? Làm gì để trở thành người hùng biện giỏi

Mẫu thư mời làm việc (offer email) chuẩn

TÌM HIỂU MÃU KẾ HOẠCH TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ

CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Bảng tiêu chuẩn công việc là gì?

MẪU NỘI QUY LÀM VIỆC TẠI VĂN PHÒNG THAM KHẢO

Mẫu tờ trình bổ sung nhân sự 2021

Giới thiệu chương trình 5S trong doanh nghiệp | Cách áp dụng