Mẫu Bảng Lương Cá Nhân Excel Nên Tham Khảo

 


Mẫu bảng lương cá nhân hay còn gọi là phiếu lương được lập dưới dạng Excel hoặc word. Nhằm thuận tiện cho công tác nhân sự, kế toán thực hiện tính lương và người nhận lượng dễ dàng theo dõi các khoản thu nhập của mình. 

1. Các thành phần thuộc nên có trong bảng tính lương Excel

Các thông tin cơ bản cần có trong 1 file tính lương bằng Excel như: họ tên, chức vụ, mức lương, phụ cấp, số ngày công làm việc, số ngày công thực tế, số lương thực nhận…vv. Cùng lướt qua các thông tin để cấu thành nên bảng lương đầy đủ, hoàn thiện.

Họ và tên nhân viên: để dễ kiểm soát và quản lý các thông tin chính xác đến từng cá nhân từ chức vụ cách thức liên lạc (Email, số điện thoại,….) nếu cần thiết

Lương chính: hay còn gọi là lương cơ bản theo quy định của pháp luật. Nó sẽ chưa bao gồm các khoản thưởng, phụ cấp và các khoản khác.

Phụ cấp: gồm 2 loại chính là: các phụ cấp đóng bảo hiểm và các phụ cấp không đóng bảo hiểm.

Trong đó cụ thể về phụ cấp:

·        Đối với các phụ cấp đóng bảo hiểm: phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay phụ cấp khu vực, thâm niên.

·        Các phụ cấp không cần đóng bảo hiểm: tiền ăn, tiền điện thoại, hỗ trợ xăng xe, nhà ở. 

Thu nhập danh nghĩa: là khoản tiền trên lý thuyết mà NLĐ được hưởng khi cộng các chỉ số lương cơ bản và phụ cấp khác nhau.

 


Xem thêm: Quản lý Hồ sơ nhân viên – Chấm công – Tính lương – Thuế TNCN – Bảo hiểm

Số ngày công thực tế: là thời gian thực mà NLĐ làm việc và được hưởng lương những ngày lao động đó theo quy định của bộ luật.

Tổng lương thực tế:  là lương thực chưa kèm phát sinh mà nhân viên được nhận. Là số tiền đúng mà người nhân viên sẽ nhận được nếu không có bất kỳ phát sinh gì (trích bảo hiểm, tạm ứng, …).

Trong đó 2 cách nhận lương cụ thể như sau:

- Cách 1: Tính theo ngày công của tháng:

Tiền lương thực nhận=  (Thu nhập danh nghĩa/Ngày công) xNgày công thực tế

- Cách 2: Tính ngày công theo quy chế của doanh nghiệp:

Nếu số ngày công là 24

Tiền lương thực nhận = (Thu nhập danh nghĩa/24)x Ngày công thực tế

Nếu ngày công là 26:

Tiền lương thực nhận = (Thu nhập danh nghĩa/26)x Ngày công thực tế 

Lương để đóng bảo hiểm: từng loại bảo hiểm cần đóng là bao nhiêu doanh nghiệp sẽ chia ra và trích trừ vào lương của nhân viên. Giúp việc quản lý đóng bảo hiểm trở nên khoa học, minh bạch và dễ dàng hơn.

Thuế TNCN: nếu nhân viên ký hợp đồng lao động với DN từ 3 tháng trở lên sẽ có phần thuế cần đóng này.

Thực lĩnh: Đây là sỗ tiền còn lại sao khi trừ hết tất cả các khoản mà NLĐ sẽ được nhận chính thức trong kỳ lương của họ.

Xem thêm: Top 5 phần mềm quản lý nhân sự miễn phí tốt nhất

2. Bảng tính lương Excel mới nhất tham khảo

Kết luận

Mẫu bảng lương cá nhân chỉn chu, luôn là chuẩn mực của mỗi DN thể hiện sự chuyên nghiệp của đơn vị mình. Không chỉ thể hiện sự minh bạch, rõ ràng hiệu quả mà còn góp phần cho thấy khả năng lãnh đạo của người lãnh đạo tổ chức.

Hy vọng với những gì chúng tôi chia sẻ về mẫu bảng lương cá nhân bằng Excel sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích trong các công tác liên quan tới lương.  Và giúp cho các bạn sở hữu các bảng lương đúng chuẩn, chuyên nghiệp mà minh bạch đảm bảo đủ quyền lợ cho nhân viên và phù hợp với quy định của pháp luật.

Bài viết tham khảo

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Làm sao để cuộc phỏng vấn vòng 2 trở nên hoàn hảo

Mẫu thư mời làm việc (offer email) chuẩn

Nghệ thuật hùng biện là gì? Làm gì để trở thành người hùng biện giỏi

04 BƯỚC XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP MBO LÀ GÌ?

CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

TÌM HIỂU MÃU KẾ HOẠCH TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ

Bảng tiêu chuẩn công việc là gì?

Mẫu tờ trình bổ sung nhân sự 2021

Giới thiệu chương trình 5S trong doanh nghiệp | Cách áp dụng

Cách tính lương công nhân đầy đủ theo bậc, chế độ và lĩnh vực đặc thù