Nghệ thuật hùng biện là gì? Làm gì để trở thành người hùng biện giỏi

 1.  Khái niệm Hùng biện:

Hùng biện là khả năng, năng lực diễn thuyết một vấn đề nào đó trước mọi người (công chúng) sao cho trang nhã, trôi chảy, đầy sức thuyết phục. Trong bài hùng biện, sứ mạng của biểu cảm được thể hiện qua vẻ đẹp của ngôn từ, nhờ vậy mà thu hút, thuyết phục được người nghe.

2.  Các bước để trở thành người hùng biện giỏi.

Để có một bài hùng biện thu hút và thuyết phục được người nghe, bạn cần phải rèn luyện cho mình một kĩ năng hùng biện thật tốt.

Bước 1: Viết ý tưởng ra giấy

Việc viết ra một dàn bài trước khi diễn thuyết, hùng biện giúp các bạn đạt được các lợi ích sau:

- Có một dàn bài chi tiết với những luận điểm sắc bén, hợp lí, có kèm theo các ví dụ sinh động.

- Thu thập được những số liệu chính xác, có phương thức truyền tải, diễn thuyết đầy thuyết phục.

- Có tâm lý luôn sẵn sàng và chủ động, tự tin khi hùng biện.

Việc chuẩn bị sẽ được thực hiện tùy theo đặc điểm của từng người, chỉ cần cảm thấy thật phù hợp. Các bạn có thể ghi ra một cuốn sổ nhỏ, ghi chú vào trong điện thoại, hoặc thỉnh thoảng có thể thêm vào dàn bài một vài hình vẽ, tô đậm những ý tưởng mới, những câu có tính quyết định quan trọng, tất cả các hành động đó đều giúp cho các bạn chuẩn bị thật chu đáo, trau chuốt cho một bài diễn thuyết, bài hùng biện sắp tới.

>>> Xem thêm: Chính sách thu hút nhân tài gồm những tiêu chí nào?

Bước 2: Chia bố cục cho bài hùng biện

2.1: Phần mở đầu bài hùng biện

Đây là phần được quan tâm nhất, đây chính là phần quyết định cho các phát biểu lập luận tiếp theo có được trôi chảy hay không, hợp lý hay không, đây là phần đưa ra luận điểm chính của người nói đến với người nghe để làm rõ nên các nội dung cần diễn thuyết. 

 - Bước thứ nhất: Rút ngắn khoảng cách giữa người nói và người nghe

 Có nhiều diễn giả đã rút ngắn khoảng cách giữa mình và người nghe bằng cách tạo ra sự chú ý, thu hút ngay từ phần mở đầu của bài hùng biện. Họ dùng cách là đưa vào phần mở đầu các câu nói gây sự tò mò cho người nghe ví dụ như: “Đây là vấn đề nóng hỏi hiện nay”, “Đây là câu hỏi nặng kí”, “Đây là vấn đề rất đáng được quan tâm”... 

- Bước thứ hai: Tạo sự ấn tượng và tin tưởng

Để người nghe có thể hoàn toàn bị thu hút vào bài nói và tin tưởng tuyệt đối các lập luận, dẫn chứng của bài hùng biện, các bạn có thể làm theo các cách sau:

+ Kể lại một câu chuyện có thật trong thực tế

+ Đưa ra các lập luận sắc bén, kèm theo các dẫn chứng, bằng chứng cụ thể

+ Đưa ra những trích dẫn từ những người nổi tiếng, lời nói có trọng lượng

>>> Xem thêm: 10 mô hình quản lý nhân sự hiệu quả năm 2021

- Bước thứ ba: Giới thiệu về chủ đề chính trong bài nói

Bước cuối trong phần mở đầu đó chính là khéo léo làm cho người nghe tiếp cận với chủ đề của bài hùng biện, chỉ cần như vậy coi như bài hùng biện đã được một phần thành công.

Trong cả một bài diễn thuyết người nghe sẽ không thể nắm bắt được toàn bộ thông tin dàn trải, vì vậy, việc giới thiệu chủ đề chính ngay phần mở đầu là rất cần thiết và đặc biệt các bạn đừng quên thêm vào trong phần diễn thuyết chất riêng của mình.

2.2: Phần thân bài hùng biện

Đây cũng là phần mà bạn làm cho người nghe thấy được sự đúng đắn trong quan điểm của bạn đã đưa ra. Và  để làm được điều đó, người hùng biện cần phải có những biện pháp riêng như:

- Vẫn đưa vào trong bài hùng biện các ví dụ chân thực, đúng đắn

- Tạo ra cao trào cho bài hùng biện: Những bài hùng biện được coi là tuyệt vời nhất là những bài có sự tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và cảm xúc của người nghe, và trong những bài hùng biện đó luôn có  những dẫn chứng, ví dụ điển hình, sử dụng các ngôn từ chuyên môn điêu luyện, thể hiện, phác họa cho người nghe hoàn toàn có thể hình dung và hòa quyện vào bài hùng biện của bạn. Những cao trào ấy còn được thể hiện qua sự nhấn nhá của lời nói, và thường sử dụng phép lặp để nhấn mạnh lại quan điểm. Vậy các bạn có biết phép lặp là như thế nào?

- Khéo léo, linh hoạt trong việc lồng ghép quan điểm cá nhân của mình vào trong bài hùng biện.

2.3: Phần kết thúc của bài hùng biện

Như đã chia sẻ ở trên phần kết thúc có tầm quan trọng không khác gì phần mở đầu. Đây sẽ là phần tổng kết cho bài hùng biện, là lúc bạn cần thâu tóm lại nội dung của chủ đề chính, để người nghe ghi nhớ được những gì mà bạn truyền tải trong quá trình diễn thuyết. Các bạn có thể kết thúc chủ đề bằng một nhận xét, đánh giá, đưa ra một thông điệp, lời kêu gọi hay một hành động cụ thể.

>>> Phần mềm quản lý nhân sự toàn diện cho doanh nghiệp


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Làm sao để cuộc phỏng vấn vòng 2 trở nên hoàn hảo

Mẫu thư mời làm việc (offer email) chuẩn

04 BƯỚC XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP MBO LÀ GÌ?

TÌM HIỂU MÃU KẾ HOẠCH TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ

CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Bảng tiêu chuẩn công việc là gì?

MẪU NỘI QUY LÀM VIỆC TẠI VĂN PHÒNG THAM KHẢO

Mẫu tờ trình bổ sung nhân sự 2021

Giới thiệu chương trình 5S trong doanh nghiệp | Cách áp dụng