CÁCH VIẾT MẪU ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC KHÔNG LƯƠNG

Đây cơ bản là 1 văn bản hành chính do NLĐ được lập ra để xin nghỉ việc không hưởng lương với đơn vị mình đang công tác. Thường được áp dụng trong một số trường hợp có việc cá nhân đột xuất. Với số ngày nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật và sự thỏa thuận giữ NLĐ và người sử dụng lao động (NSDLĐ)

1. Cách viết đơn xin nghỉ việc không lương

Về cơ bản NLĐ cần chú ý các nội dung chính sau:

·        Quốc hiệu, tiêu ngữ.

·        Tiêu đề đơn: ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG

·        Người nhận: điền thông tin về họ tên, chức vụ của người nhận hoặc cơ quan/bộ phận tiếp nhận. Ví dụ: Ban Giám đốc, Phòng Hành chính – Nhân sự, Phòng/ban làm việc

·        Người gửi: thông tin về họ tên, chức vụ của người làm đơn.

·        Thời gian nghỉ phép không lương: ghi rõ nghỉ phép không lương từ ngày…tháng…năm… đến ngày…tháng…năm…

·        Lý do nghỉ phép không lương: Ghi rõ lý do nghỉ phép 

·        Nội dung bàn giao công việc: ghi rõ công việc bàn giao (công việc đang thực hiện dở, chưa thực hiện, đã hoàn thành,…), đề xuất người tiếp nhận (ghi rõ họ tên, chức vụ, phòng/ban đang công tác).

·        Ký rõ họ và tên người làm đơn.

2. Khi làm đơn xin nghỉ phép không lương cần lưu ý những thông tin sau


Xem thêm:  Phân biệt trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp

Lưu ý ghi rõ các thông  tin bộ phận nhận và giải quyết đơn 1 cách chính xác: Yêu cầu NLĐ nên nắm rõ cơ cấu tổ chức, phòng ban để đơn nghỉ phép được gửi đúng bộ phận có thẩm quyền giải quyết

Nên nắm và hiểu rõ về các quy định nghỉ không lương: pháp luật ko đưa ra thời gian nghỉ không lương cụ thể. Việc NLĐ sẽ nghỉ trong bao lâu còn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa NSDLĐ và NLĐ. Nên việc xin nghỉ việc không lương còn phụ thuộc vào từng quy định của mỗi công ty.

Thời gian xin nghỉ không lương: như đã đề cập ở trên, thời gian nghỉ việc không lương phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa NSDLĐ và NLĐ. Tuy nhiên để hạn chế ảnh hưởng công việc và ảnh hưởng tới quyết định duyệt đơn của lãnh đạo, NLĐ không nên nghỉ quá 14 ngày. Nếu số ngày nghỉ quá dài thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới quyết định của cấp lãnh đạo. Hoặc trong tình huống xấu công ty buộc phải tuyển dụng người khác thay thế. Rủi ro mấy việc cũng tương đối cao, do đó NLĐ cần cân nhắc.

Lý do xin nghỉ: có rất nhiều lý do cá nhân để xin nghỉ phép chẳng hạn: hiếu, hỷ, ốm đau bệnh tật, du lịch hay việc đột xuất….Tuy nhiên có những thời điểm căng thẳng vì công ty bận rộn chạy dự án, deadline ngập đầu mà bạn xin nghỉ phép với lý do không thuyết phục, hợp lý, hoặc thời gian nghỉ làm ảnh hưởng đến tình hình chung của team, của công ty thì khó có thể người quản lý chấp nhận. Do đó NLĐ nên xem xét thời gian, đưa ra những lý do chính đáng, phù hợp và cũng như tránh được ảnh hưởng đến hoạt động chung thì việc xin nghỉ sẽ dễ được chấp thuận hơn.

Bàn giao công việc cho người thay thế: Là người có tinh thần trách nhiệm NLĐ nên ghi rõ các nội dung công việc cần bàn giao trong thời gian xin nghỉ. Để người thay thế được nắm đầy đủ thông tin, cũng như thuận tiên liên hệ nhận sự hỗ trợ từ bạn để mọi thứ dễ dàng hơn

3. Tải mẫu đơn xin nghỉ phép không lương

Tải mẫu đơn xin nghỉ phép không lương TẠI ĐÂY



Bài viết tham khảo:


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Làm sao để cuộc phỏng vấn vòng 2 trở nên hoàn hảo

Mẫu thư mời làm việc (offer email) chuẩn

Nghệ thuật hùng biện là gì? Làm gì để trở thành người hùng biện giỏi

04 BƯỚC XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP MBO LÀ GÌ?

CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

TÌM HIỂU MÃU KẾ HOẠCH TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ

Bảng tiêu chuẩn công việc là gì?

Mẫu tờ trình bổ sung nhân sự 2021

Giới thiệu chương trình 5S trong doanh nghiệp | Cách áp dụng

Cách tính lương công nhân đầy đủ theo bậc, chế độ và lĩnh vực đặc thù