Các lý do khiến nhân viên nghỉ việc mà người quản lý cần suy ngẫm

 Một điều dễ nhận thấy là khi một nhân viên xin nghỉ việc, họ không bao giờ nói ra lý do thật sự của mình. Sẽ có hàng chục lý do được nhân viên đưa ra, 

Tất cả đều là những lý do mang tính ôn hòa, không làm mất lòng người ở lại nhưng với tư cách là nhà quản lý, bạn cần phải biết lý do thật sự để không chỉ giữ được nhân viên đó ở lại công ty, mà còn để tránh những trường hợp tương tự xảy ra trong tương lai.

 Top #1. Mối quan hệ KHÔNG TỐT với sếp

Nhân viên không nhất thiết phải làm bạn với sếp, nhưng giữa họ và sếp cần có mối quan hệ đủ tốt để công việc được vận hành trơn tru.

Những bất bình với sếp có thể trực tiếp phá hỏng niềm đam mê, sự tự tin và cam kết dành cho công việc của nhân viên. Khi đã rơi vào tình trạng “không thể tìm tiếng nói chung” với sếp, nhân viên thường tìm đến một sự giải thoát, đó là lúc họ nhảy việc.

>>> Xem thêm: Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp CoDX

Top #2. Cảm thấy công việc buồn tẻ và không đủ thử thách

 Không một ai muốn làm mãi một công việc nhàm chán và cứ đều đều ngày này qua ngày khác. Nếu bạn có một nhân viên như vậy, bạn cần ngay lập tức giúp họ tìm lại cảm hứng làm việc. 

 Top #3. Bất hòa với đồng nghiệp

 Một trong những biểu hiện nhân viên có hài lòng với công việc của mình hay không là việc họ có hay không những người bạn tốt, anh em/chị em thân thiết ở nơi làm việc. Quản lý cần chú ý và can thiệp đúng lúc nếu có vấn đề phát sinh và thấy nhân viên không có khả năng tự giải quyết trước khi quá muộn.

 Top #4. Không có cơ hội sử dụng những khả năng, thế mạnh của họ

 Bất cứ ai cũng muốn làm chính mình, được thể hiện khả năng của mình trước sếp và đồng nghiệp. Khi nhân viên được tạo điều kiện phát huy những thế mạnh của mình trong công việc, họ sẽ cảm thấy tự hào, và tự tin hơn. Họ muốn tham gia các hoạt động họ làm tốt và phát triển kỹ năng của mình lên cấp độ cao hơn. 

>>> Xem thêm: Chuyển đổi số cùng phần mềm quản trị văn phòng điện tử CoDX

 Top #5. Nhân viên cảm thấy kết quả làm việc của mình không đóng góp được gì cho công ty

 Rất nhiều nhà quản lý cho rằng nhân viên đã biết về tầm nhìn, sứ mệnh và toàn bộ kế hoạch bằng cách này hay cách khác nhưng thực tế thì không. Nhân viên rất cần một sự giao tiếp từ quản lý để nắm rõ và kết nối công việc của mình với bức tranh toàn cảnh của tổ chức và nhìn thấy những kết quả làm việc của họ đóng góp như thế nào tới thành công chung của tập thể.

 Nếu không thấy được sự liên kết đó, nhân viên của bạn sẽ cảm thấy công việc họ đang làm là một gánh nặng đối với chính họ, làm cả ngày mà không tìm được cảm hứng, không có cam kết, không có trách nhiệm, và sớm muộn gì họ cũng sẽ ra đi.

 Top #6. Không được tự quyết và độc lập trong công việc

 Một người quản lý có tầm nhìn chính là đặt ra mục tiêu và để cấp dưới của mình được tự do thực hiện theo cách họ muốn. Dù họ đảm nhận công việc gì từ trợ lý, kế toán, trưởng nhóm, trưởng phòng kinh doanh... hãy luôn cho nhân viên của mình có được cơ hội để họ chủ động và tự do sáng tạo trong công việc. Nhân viên sẽ được thỏa mãn cái tôi, còn bạn sẽ có nhiều thời gian để làm những việc khác.

 Top #7. Những thông tin xấu về tình hình kinh doanh của công ty

 Những câu chuyện như năm nay công ty làm ăn thua lỗ, buộc phải cắt giảm nhân sự, chuyện nợ lương nhân viên, nhân viên phải làm tăng ca, công ty có nguy cơ bị mua lại,... tất cả đều dẫn đến cảm giác bất ổn và thiếu lòng tin đối với doanh nghiệp của nhân viên.

Để giải quyết vấn đề này, quản lý cần cập nhật liên tục cho nhân viên biết doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào, và kế hoạch sắp tới là gì để luôn đi đúng hướng hoặc phục hồi trong tương lai.  

>>> Xem thêm: Mạng xã hội nội bộ - Không gian văn hóa doanh nghiệp hiện đại

Top #8. Văn hóa công ty không phù hợp

Điều nhân viên cần ở nơi làm việc chính là sự minh bạch và công bằng, quản lý dễ gần, đường hướng phát triển rõ ràng. Văn hóa công ty là yếu tố có thể giúp bạn giữ nhân viên của mình gắn bó lâu dài.

 Top #9. Thiếu sự công nhận của nhà quản lý

 Đây có lẽ không phải yếu tố then chốt khi nhân viên quyết định rời khỏi công ty vì khi công ty có chính sách lương thưởng rõ ràng, có nghĩa là nhân viên đã được trả công xứng đáng, còn sự trân trọng và công nhận của quản lý chỉ giống như lớp kem trên mặt chiếc bánh. Tuy nhiên, nếu muốn giữ chân nhân viên giỏi thì "lớp kem" này lại là điều không thể thiếu.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Làm sao để cuộc phỏng vấn vòng 2 trở nên hoàn hảo

Mẫu thư mời làm việc (offer email) chuẩn

Nghệ thuật hùng biện là gì? Làm gì để trở thành người hùng biện giỏi

04 BƯỚC XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP MBO LÀ GÌ?

CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

TÌM HIỂU MÃU KẾ HOẠCH TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ

Bảng tiêu chuẩn công việc là gì?

Mẫu tờ trình bổ sung nhân sự 2021

Giới thiệu chương trình 5S trong doanh nghiệp | Cách áp dụng

Cách tính lương công nhân đầy đủ theo bậc, chế độ và lĩnh vực đặc thù